Sủi cảo (bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông “水餃”, âm Hán Việt: thủy giáo), còn gọi là bánh tai hay bánh chẻo (“chẻo” bắt nguồn từ tiếng phổ thông Trung Quốc “餃子” jiǎozǐ, âm Hán Việt: giáo tử) là một loại bánh hấp của Trung Quốc phổ biến ở khu vực Đông Á.
Đây là một trong những món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán cũng như là món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc Trung Quốc. Được coi là một phần của ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo còn phổ biến ở nhiều khu vực khác của Châu Á và các nước phương Tây. Sủi cảo là một món ăn rất dễ nhầm lẫn với hoành thánh, sủi cảo có lớp vỏ vàng giống như hoành thánh nhưng nhân sủi cảo bên trong và kích thước sẽ có sự khác biệt rõ ràng.
Phần nhân sủi cảo bao gồm: thịt heo băm, thịt tôm, bắp hạt, nấm tuyết, hẹ hoặc bắp cải và gia vị. Nhân sủi cảo cũng rất đa dạng tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người mà điều chỉnh. Sủi cảo có thể ăn khô với sốt nước tương pha giấm hoặc ăn với nước dùng hay thậm chí là dùng để thả vào lẩu. Sủi cảo khác với hoành thánh chính là đa dạng nhân và có thêm rau củ tùy thích, do đó sủi cảo sẽ khác rất xa nếu so sánh với há cảo.
Cách làm sủi cảo trên lý thuyết thì không quá khó khăn đối với các chị em, quan trọng là chị em cần phải chuẩn bị sẵn và nêm nếm phần nhân sủi cảo sao cho vừa miệng. Sau đó gói phần nhân cảo vào lá sủi cảo, rồi gấp theo hình dạng tùy thích là hoàn thành một viên sủi cảo ngon.
Tuy nhiên, cách làm sủi cảo theo cách truyền thống của người Trung Hoa thì chỉ có nhân thịt, hoặc sủi cảo chỉ có rau, bắp cải, cải thải, lá hẹ, gọi chung là sủi cảo chay. Nhưng chúng ta thường thấy nhất là sủi cảo nhân tôm thịt trộn với rau băm nhuyễn. Ở Việt Nam, người Việc gốc Hoa vẫn giữ nguyên cách chế biến nguyên liệu sủi cảo theo truyền thống, nhưng để hợp khẩu vị của người Sài Gòn cũng như thuận tiện trong việc kinh doanh, họ sẽ cải biến đôi chút ở món ăn sủi cảo thơm ngon này.