Đưa đón sân bay | Tour Las Vegas | Tour San Francisco – VietDriver

Lên kế hoạch kinh doanh quán cà phê rang xay ngay từ bây giờ

Mở quán kinh doanh cà phê rang xay và rở thành ông chủ của chính mình ngay bây giờ? Bạn đã bao giờ nghĩ đến dự án kinh doanh cafe này chưa? Cà phê rang xay xuất hiện từ lâu và được ưa chuộng cho tới ngày nay. Cafe rang xay ngày càng khẳng định được vị thế của mình về cả giá cả và chất lượng trên thị trường. Chính vì vậy mà không lạ gì khi nhu cầu thị trường về cafe rang xay ngày càng được mở rộng. Điều này khiến không ít những người kinh doanh và những người đam mê cafe có nhu cầu mở quán. Bài viết sau đây là những chia sẻ hữu ích về việc mở quán kinh doanh cafe rang xay cùng những điều nên biết.

Giới thiệu loại hình quán cà phê rang xay

Cafe rang xay khiến người thưởng thức cảm nhận được sự tinh túy nhất của những hạt cafe nguyên chất với hương cafe nồng nàn. Loại hình cafe rang xay thịnh hành nhất ở Hồ Chí Minh, Hà Nội và đang dần lan tỏa tới nhiều thị trường trên cả nước.

Sự khác biệt của cafe rang xay với các loại cafe khác đó là sự chú trọng về chất lượng và cạnh tranh về giá cả. Quán cafe rang xay trên thị trường hiện nay thường là các quán có diện tích khoảng 60m2 với sức chứa trên dưới 20 người. Thông thường đây là loại hình kinh doanh tối ưu chi phí, đồng thời phát sinh tỷ suất sinh lời cao.

Mô hình mở quán cafe rang xay

Cafe rang xay khá đa dạng về mô hình kinh doanh với nhiều sự lựa chọn. Với từng mô hình thì có sự khác biệt nhau về phân khúc khách hàng, thiết bị sử dụng. Cũng như không gian bài trí và nhiều vấn đề liên quan khác.

➡️ Cafe sân vườn

Mô hình cafe sân vườn không còn xa lạ với hầu hết các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức kinh doanh. Chú trọng vào không gian xanh, thoáng đãng và thường có view rộng. Nếu lựa chọn hình thức này thì bạn cần chú trọng đến thẩm mỹ, bài trí decor của quán sao cho hợp thời.

➡️ Cafe pha máy

Cafe pha máy cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu khi có nhu cầu mở quán cafe rang xay. Ưu điểm của mô hình này đó là nguyên liệu sử dụng tiết kiệm, giá bán cao. Cùng với số vốn thành lập không quá cao so với các mô hình khác.

Tuy nhiên, chi phí thiết bị cho mô hình này thường cao hơn so với các mô hình khác. Điều này không làm cản trở sự phát triển của mô hình cafe pha máy bởi xu hướng của giới trẻ khá ưa chuộng hình thức này.

(Ảnh: sưu tầm)

➡️ Cafe pha phin

Mô hình này khá cổ, xuất hiện từ lâu đời nhưng vẫn được ưa chuộng đến ngày nay. Cafe pha phin với dòng phân khúc khách hàng đặc trưng. Nó nhắm tới những đối tượng có thời gian chờ đợi và thưởng thức hay chính là những người “sành” cafe.

Cafe pha phin với ưu điểm cách pha chế đơn giản, thuận tiện khi lau chùi, dọn dẹp cũng như dễ dàng điều chỉnh khi pha. Cùng với đó cafe pha phin thu hút khách hàng với chất lượng cafe rang xay hàng đầu bởi sự giữ nguyên được hương vị của cafe.

➡️ Cafe bình dân

Đây là mô hình được ưa chuộng nhất hiện nay, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mô hình này còn được gọi là cafe cóc bởi địa bàn mở quán khá bình dị. Các quán cafe bình dân hiện nay thường được mở ven đường, kinh doanh nhỏ lẻ hoặc do chuỗi kinh doanh nhỏ lẻ hợp tác mở ra.

(Ảnh: sưu tầm)

Mô hình cafe bình dân được lựa chọn là mô hình tối ưu về chi phí mặt bằng, thiết bị cũng như giá cả bán ra khá cạnh tranh. Chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao, tỉ lệ rủi ro thấp khiến cho việc lựa chọn mô hình cafe bình dân được nhận khá nhiều sự quan tâm.

Chi phí & mở quán cafe rang xay cần bao nhiêu vốn

Dù là mô hình quán cafe nào thì việc tối ưu chi phí cũng như chuẩn bị về nguồn vốn luôn là việc đầu tiên mà những nhà đầu tư cần quan tâm khi muốn mở quán cà phê rang xay. Để có thể mở quán, người đầu tư cần xác định các chi phí cơ bản như:

☑ Chi phí thuê mặt bằng

Tùy vào từng loại hình mà chủ đầu tư lựa chọn mà sẽ có sự khác nhau về chi phí thuê mặt bằng. Mặt bằng kinh doanh nên là những nơi tập trung đông dân cư, thuận tiện giao thông, diện tích mặt bằng phù hợp.

Giá thuê sẽ có sự thay đổi, càng là vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh thì chi phí sẽ càng cao. Giá thuê mặt bằng giao động từ 2 triệu đến 50 triệu, tùy vào từng vị trí, diện tích và các yếu tố khác.

(Ảnh: sưu tầm)

☑ Chi phí xin giấy phép kinh doanh

Để có thể mở quán cafe rang xay, điều đầu tiên để cơ sở có thể hoạt động đó là cần xin giấy phép hoạt động kinh doanh tại phòng Kinh tế – Kế hoạch tại nơi mở quán.

Chi phí xin giấy phép kinh doanh sẽ được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cấp phép kinh doanh. Chi phí để xin giấy phép kinh doanh giao động từ 500.000đ đến 2.000.000đ, sự thay đổi tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh đăng ký.

☑ Chi phí xây dựng, decor quán cafe

Sau khi xin được giấy phép và thuê được mặt bằng thì tiếp đến cần thiết kế, xây dựng cũng như hình thành phong cách quán. Với mỗi loại mô hình khác nhau thì decor quán cafe lại có sự thay đổi khác biệt. Về chi phí xây dựng, decor quán cafe sẽ không hạn định mà tùy thuộc vào sự đầu tư của chủ quán, càng đặc sắc thì chi phí càng cao.

(Ảnh: sưu tầm)

☑ Chi phí nguyên liệu, cơ sở vật chất

Một trong những chi phí không thể thiếu khi muốn kinh doanh cà phê rang xay đó là chi phí về nguyên liệu, thiết bị pha chế cùng các vật dụng, cơ sở vật chất. Chi phí đầu tư về nguyên liệu, cơ sở vật chất cần có sự tính toán kỹ, lên chi tiết thiết bị, dụng cụ để mua như nguyên liệu cafe pha chế, dụng cụ pha, thiết bị chứa,…

Thông thường chi phí này sẽ giao động dự toán sẽ rơi vào khoảng trên dưới 70 triệu. Tuy nhiên với những loại mô hình cần dụng cụ pha chế đặc trưng như cafe pha máy thì chi phí này có thể tăng cao hơn dự tính.

☑ Chi phí thuê nhân viên

Để có thể đưa quán vào hoạt động thì một trong những chi phí cần thiết đó là thuê nhân viên. Nếu quán càng to thì cần càng nhiều nhân viên với nhiều vị trí như nhân viên pha chế, nhân viên thu ngân hay nhân viên phục vụ,… Mức lương nhân viên giao động tùy vào vị trí công việc cũng như kinh nghiệm, trình độ,…

Thông thường mức chi phí bình quân của một nhân viên làm tại quán cafe sẽ là khoảng 6.000.000đ – 7.000.000đ/tháng/8h làm việc. Với mức lương trung bình thì tùy thuộc vào số lượng nhân viên mà chủ quán sẽ tính được mức chi phí thuê nhân viên hoạt động tại quán cafe.

☑ Chi phí duy trì quán

Một trong những chi phí phải được dự trù khi lên kế hoạch mở quán đó là chi phí duy trì quán. Thời gian đầu khi đưa quán cafe vào hoạt động, quán thường sẽ chưa có lượng khách cố định, khách sẽ chưa đông nên chi phí duy trì quán sẽ nhằm bù lỗ cho những tháng đầu.

Chi phí duy trì quán sẽ được dùng để quay vòng vốn khi doanh thu chưa hòa vốn so với các chi phí bỏ ra ban đầu. Chi phí duy trì còn được dùng vào những hoạt động như sửa chữa và các hoạt động phát sinh khi kinh doanh.

Chi phí duy trì quán nên có sự hoạch định rõ ràng ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh. Phí duy trì quán thông thường sẽ giao động từ 10.000.000đ đến 25.000.000đ, tùy vào từng loại mô hình hoạt động.

Kinh nghiệm mở quán cafe rang xay

Nếu có mong muốn làm chủ, tìm hiểu cách mở quán cafe rang xay cho riêng mình thì bạn đừng bỏ qua những kinh nghiệm được tiết lộ ngay dưới đây.

Lựa chọn mô hình quán cafe rang xay phù hợp

Đầu tiên khi mở quán, cần xác định được mô hình kinh doanh cà phê rang xay phù hợp. Để có thể lựa chọn được mô hình quán cafe rang xay phù hợp thì cần xác định được đối tượng khách hàng chủ yếu. Thông qua đó định hướng được phong cách, định hướng phát triển lâu dài của quán.

(Ảnh: sưu tầm)

Việc lựa chọn mô hình kinh doanh khá quan trọng và đây là bước đầu để xây dựng quán. Mô hình quán cafe rang xay còn ảnh hưởng bởi một số yếu tố như địa điểm kinh doanh, đối tượng tiêu dùng, chi phí đầu tư,…

Thực hiện đăng ký kinh doanh, xin giấy phép và các thủ tục cần thiết

Sau khi lựa chọn mô hình kinh doanh, bước tiếp theo cần xác định có cần đăng ký kinh doanh hay không. Trên thực tế, không phải mô hình kinh doanh nào cũng cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Nên chủ đầu tư cần xác định rõ mô hình mình lựa chọn có cần đăng ký hay không.

Ngoài ra, chủ quán cần tìm hiểu về các loại giấy tờ cấp phép hoạt động đi kèm như các loại giấy tờ, hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc chuẩn bị kỹ các giấy tờ kinh doanh cần thiết giúp quán của bạn sẽ không bị phạt khi bị kiểm tra hay hỏi đến bởi các cơ quan chức năng.

Lên kế hoạch kinh doanh

Quy mô quán càng lớn thì kế hoạch kinh doanh càng quan trọng. Kế hoạch kinh doanh rõ ràng giúp cho sự phát triển lâu dài của quán. Thông thường, chủ quán khi lên kế hoạch kinh doanh cà phê rang xay cần quan tâm đến chiến lược thu hút khách hàng. Khẳng định thương hiệu thông qua chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một vài yếu tố cần được chú ý khi lên kế hoạch kinh doanh như là:

kinh doanh cafe rang xay

+ Xác định rõ số tiền đầu tư ban đầu để mở quán cà phê rang xay.

+ Xác định đối tượng, phân khúc khách hàng mục tiêu. Lên insight khách hàng tiềm năng để đánh đúng nhu cầu của người tiêu dùng muốn hướng đến.

+ Lựa chọn phong cách, decor chủ đạo phù hợp.

+ Lên bảng thu chi chi tiết để cân đối với nguồn vốn có thể chi.

+ Chú trọng đến chất lượng, giá thành sản phẩm để tạo sức cạnh tranh so với các thương hiệu, quán khác trong và ngoài khu vực kinh doanh. Không ngừng cập nhập xu hướng và nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo nguồn khách ổn định.

+ Lên ý tưởng quảng bá, quảng cáo quán để thu hút khách hàng tiềm năng.

Kế hoạch kinh doanh nên được cập nhập, bổ sung và làm mới thường xuyên. Đặt ra các mục tiêu rõ ràng để quán phát triển theo đúng lộ trình phát triển.

Tìm hiểu về cách hoạt động, quản lý, phát triển và mở rộng các cơ sở

Để có thể phát triển và tăng doanh thu thì chủ quán cũng nên học các khóa quản lý để có thể nắm bắt hoạt động và phát triển quán cafe. Ngoài ra, khi quán hoạt động ổn định với lượng khách nhất định thì có thể suy nghĩ đến việc mở cơ sở, quán cafe rang xay khác.

Với những chia sẻ xung quanh việc mở quán cafe rang xay, mong rằng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng ngần ngại biến ước mơ thành hiện thực ngay hôm nay.

Đánh giá {bài viết}
error:
Lên đầu trang